Tóm tắt: Khả năng hiểu ngôn ngữ của con người và sáng tạo ra những văn bản giống với cách con người thực hiện là mục tiêu lâu dài của nghiên cứu trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence - AI). Với sự ra đời của các mô hình ngôn ngữ lớn (Large Language Model - LLM), mục tiêu đó đang gần với hiện thực hơn bao giờ hết.
ChatGPT, một mô hình AI đàm thoại (conversational AI) do OpenAI phát triển, ra mắt ngày 30/11/2022 đại diện cho một kỷ nguyên mới trong xử lý ngôn ngữ tự nhiên (Natural Language Processing - NLP) thông qua việc sử dụng các mô hình ngôn ngữ lớn này. Về cốt lõi, ChatGPT là một mô hình AI đàm thoại mạnh mẽ, tận dụng điểm mạnh của các mô hình ngôn ngữ lớn để đưa ra các phản hồi, trả lời các câu hỏi, gợi ý giống như con người trong thời gian thực. Không giống như các chatbot truyền thống bị giới hạn bởi các phản hồi được lập trình sẵn, ChatGPT có thể hiểu và tạo ra vô số loại văn bản có tính sáng tạo và đôi khi cũng không hoàn toàn chính xác. Điều này mở ra những tiềm năng ứng dụng cho các doanh nghiệp (DN) và ngành công nghiệp dựa vào NLP để tương tác với khách hàng cung cấp các trải nghiệm tốt nhất và cá nhân hóa các trải nghiệm này.
Bài viết này không có tham vọng đi sâu vào các chi tiết kỹ thuật ChatGPT và các mô hình ngôn ngữ lớn, nhưng sẽ phác họa những những tiến bộ đã giúp LLM trở nên khả thi và tác động của chúng đối với lĩnh vực NLP. Từ dịch vụ khách hàng được cải thiện đến các ứng dụng mới và sáng tạo, chúng ta sẽ xem xét các khả năng thú vị mà các mô hình này đang tạo ra. Ngoài ra, chúng ta sẽ thảo luận về những thách thức và hạn chế mà lĩnh vực này vẫn phải đối mặt, cung cấp một cái nhìn tổng quan cân bằng và toàn diện về tình trạng của NLP trong kỷ nguyên ChatGPT, khám phá tương lai của NLP và vai trò của ChatGPT trong việc định hình nó.
Nguồn trích: Tạp chí điện tử Thông tin & Truyền thông – 2023 – ISSN.1895-3550
- Đăng bởi Đỗ Tư
- Chuyên mục: Thông tin chuyên đề
- Lượt xem: 10
Tóm tắt: Với mục tiêu nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch cộng đồng tỉnh Hà Giang, nhóm tác giả đã tiến hành thu thập số liệu thứ cấp và phỏng vấn 450 phiếu điều tra để làm căn cứ phân tích thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Hà Giang giai đoạn 2016 – 2020. Kết quả chỉ ra rằng: du lịch cộng đồng tỉnh Hà Giang đã có nhiều thay đổi tích cực trong cung cấp sản phẩm du lịch phục vụ du khách như: số lượng cơ sở lưu trú, ăn uống tăng trưởng về số lượng, chất lượng cơ sở vật chất; gia tăng tour/tuyến tập trung tại cảnh đẹp nổi tiếng của địa phương; nguồn nhân lực phục vụ du lịch tăng nhanh về số lượng và chất lượng phục vụ; cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch cũng có nhiều biến chuyển tích cực…Tuy nhiên, do thời gian xây dựng và phát triển du lịch của địa phương chưa lâu, hình thức du lịch dựa vào người dân bản địa mà trình độ, sự hiểu biết trong cung cấp dịch vụ du lịch của người dân hạn chế; tính mùa vụ của du lịch Hà Giang tạo ra sự thiếu hụt chỗ ăn, nghỉ vào mùa cao điểm… Thêm vào đó, sự tác động mạnh mẽ của đại dịch Covid – 19 đã ảnh hưởng lớn đến du lịch cộng đồng của tỉnh. Do vậy, một số giải pháp liên quan đến thay đổi tư duy làm du lịch, đa dạng sản phẩm và hình thức du lịch... được đề xuất nhằm phát triển du lịch tỉnh Hà Giang trong thời gian tới.
Nguồn trích: Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Thái Nguyên/ 2022, Số 9, Tr.84-90
- Đăng bởi Hồng Thơ
- Chuyên mục: Thông tin chuyên đề
- Lượt xem: 165
Tóm tắt: Trình bày kết quả nghiên cứu thực trạng tích hợp giáo dục công nghệ cho trẻ mẫu giáo của 99 giáo viên mầm non tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Các phương pháp nghiên cứu chủ đạo là điều tra bằng bảng hỏi và phỏng vấn giáo viên. Kết quả nghiên cứu cho thấy mặc dù giáo viên đã thực hiện một số nội dung, hình thức tích hợp giáo dục công nghệ trong tổ chức hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo, việc áp dụng một cách có chủ đích là chưa rõ ràng. Nghiên cứu cũng tìm ra những khác biệt trong quá trình thực hành của giáo viên dạy trường công lập và trường tư thục. Bên cạnh đó, ba biện pháp đã được đề xuất nhằm góp phần nâng cao hiệu quả tích hợp giáo dục công nghệ cho trẻ mẫu giáo. Việc cụ thể hóa mục tiêu, nội dung giáo dục công nghệ cho trẻ mẫu giáo trong chương trình giáo dục mầm non và thực hiện các nghiên cứu sâu hơn về giáo dục công nghệ cho trẻ mẫu giáo là cần thiết.
Nguồn trích: Tạp chí Khoa học (Đại học Sư phạm Hà Nội)/ 2022, Số 4AGD, Tr.81-90
- Đăng bởi Hồng Thơ
- Chuyên mục: Thông tin chuyên đề
- Lượt xem: 304
Tóm tắt: Rừng ngập mặn là vùng đất ngập nước chuyển tiếp giữa đất liền và đại dương. Hệ sinh thái rừng ngập mặn nhận nhiều tương tác về dòng chảy và trầm tích sông, biển. Kết quả của nghiên cứu cho thấy sự phát thải CO2 từ giao diện nước không khí phụ thuộc chu kỳ thủy triều, biên độ thủy triều và mùa trong năm. Chu kỳ thủy triều nước lớn phát thải CO2 nhiều hơn chu kỳ nước ròng. Biên độ thủy triều càng lớn, sự phát thải CO2 càng cao. Giá trị phát thải trong mùa mưa cao hơn so với trong mùa khô. Giá trị phát thải CO2 từ giao diện nước-không khí trung bình là 0,15 ± 0,03 MgC ha-1 năm-1. Giá trị này thấp hơn 11,67 lần lượng phát thải từ bề mặt đất vào khí quyển (1,75 MgC ± 0,76 ha-1 năm-1) trong công bố năm 2018 của tác giả tại cùng một địa điểm.
Nguồn trích: Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thủy lợi & Môi trường/ 2020, Số 68, Tr.120-127
- Đăng bởi Hồng Thơ
- Chuyên mục: Thông tin chuyên đề
- Lượt xem: 175
Tóm tắt: “Bà chúa thơ Nôm” cuối Lê đầu Nguyễn - Hồ Xuân Hương là một nữ sĩ tài hoa bậc nhất trong văn học trung đại Việt Nam. Thơ ca của bà bộc lộ ý thức nữ tính, phản kháng lễ giáo Nho gia phong kiến, khẳng định nhân cách và vị trí của người phụ nữ trong xã hội. Dựa trên lý thuyết nữ quyền để tìm hiểu, chúng tôi muốn khẳng định ý thức nữ tính trong thơ Hồ Xuân Hương trên các phương diện đấu tranh cho một khát vọng tình yêu tự do, một chế độ hôn nhân bình đẳng, được tự chủ giao du xướng họa,... Bài viết góp phần giải quyết vấn đề liên quan đến nhận thức lý thuyết giới và trường hợp thơ Hồ Xuân Hương. Với những gì đã trải qua trong cuộc đời, thơ Hồ Xuân Hương thể hiện ý thức muốn ngẩng cao đầu trong thế giới nam quyền thật đặc biệt. Tác giả cho rằng, ý thức nữ tính trong thơ bà trên một mức độ nhất định đã lật nhào vị thế bất bình đẳng nam nữ trong xã hội Nho giáo.
Nguồn trích: Tạp chí Khoa học Xã hội Miền Trung/ 2022, Số 1, Tr.69-77
- Đăng bởi Hồng Thơ
- Chuyên mục: Thông tin chuyên đề
- Lượt xem: 156
Tóm tắt: Ngày nay, các di tích lịch sử văn hóa trên thế giới, đặc biệt ở những nước đang phát triển, đứng trước nguy cơ bị phá hủy nghiêm trọng. Nhu cầu phát triển kinh tế là tất yếu, tuy nhiên ở nhóm các nước phát triển, quá trình thúc đẩy kinh tế thường được gắn liền với vấn đề bảo vệ, bảo tồn các giá trị văn hóa. Trong khi đó, vấn đề này ở các nước đang phát triển là một bài toán khó. Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến thực trạng này là nhận thức của chính quyền và người dân về tầm quan trọng của việc bảo tồn di sản văn hóa đều còn hạn chế.
Nguồn trích: Tạp chí Khảo cổ học/ 2021, Số 2, Tr.94-100
- Đăng bởi Hồng Thơ
- Chuyên mục: Thông tin chuyên đề
- Lượt xem: 168
Tóm tắt: Bài báo giới thiệu về ba trụ cột của Chuyển đổi số là Chính quyền số, Kinh tế số và Xã hội số. Bài báo sử dụng phương pháp phân tích thống kê để đưa ra những nghiên cứu về khái niệm, tính cấp thiết của 3 trụ cột Chuyển đổi số; từ đó phân tích thực trạng Chuyển đổi số tại tỉnh Hà Giang. Chuyển đổi số là một nỗ lực toàn diện nhằm điều chỉnh các quy trình cốt lõi và dịch vụ chính phủ vượt lên trên những nỗ lực số hóa truyền thống. Chuyển đổi số phát triển cùng với một quá trình chuyển đổi liên tục các thông tin tương tự sang kỹ thuật số cho toàn bộ chính sách, những quy trình hiện tại, nhu cầu của người dùng dẫn đến việc sửa đổi hoàn chỉnh những thứ hiện có và tạo ra những dịch vụ kỹ thuật số mới. Kết quả đầu ra của những nỗ lực chuyển đổi số tập trung vào thỏa mãn nhu cầu người dùng, những cách thức mới trong cung cấp dịch vụ, mở rộng cơ sở người sử dụng dịch vụ.
Nguồn trích: Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Thái Nguyên/ 2022, Số 11, Tr.205-213
- Đăng bởi Hồng Thơ
- Chuyên mục: Thông tin chuyên đề
- Lượt xem: 195
Tóm tắt: Hydrogen được dự báo là giải pháp năng lượng cho tương lai nhờ ưu điểm về độ sạch, sự phong phú và hiệu suất chuyển đổi năng lượng cao. Bài báo giới thiệu chuỗi cung ứng và các công nghệ sản xuất hydrogen đang sử dụng hoặc được kỳ vọng trong tương lai cũng như các thách thức cần giải quyết để có thể chuyển đổi thành công sang nền kinh tế hydrogen.
Nguồn trích: Tạp chí Dầu khí/ 2021, Số 12, Tr.15 - 22
- Đăng bởi Hồng Thơ
- Chuyên mục: Thông tin chuyên đề
- Lượt xem: 241
Tóm tắt: Bài viết tổng quan các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ tri thức của nhân viên trong các tổ chức, doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ tri thức của người lao động trong các doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam.
Nguồn trích: Tạp chí Kinh tế và Dự báo/ 2022, Số 36, Tr.77-80
- Đăng bởi Hồng Thơ
- Chuyên mục: Thông tin chuyên đề
- Lượt xem: 177
1. Hoàn thiện khung khổ pháp lý để thị trường bất động sản phát triển minh bạch, hiệu quả/ Trần Kim Chung
Tóm tắt: Thị trường bất động sản đang lâm vào tình trạng khó khăn. Nghiên cứu này đặt vấn đề nhìn lại thị trường bất động sản giai đoạn 2013 - 2023 và định hướng giai đoạn 2023 - 2030 để giải thích sự khó khăn này mang tính chu kỳ của thị trường bất động sản. Từ đó, tác giả kiến nghị một số giải pháp đối với phát triển thị trường bất động sản giai đoạn 2023 - 2030, đặc biệt là vấn đề hoàn thiện khung khổ pháp lý để thị trường bất động sản phát triển minh bạch, hiệu quả.
Nguồn trích: Tạp chí Tài chính/ 2023, Số 798 Kỳ 1 - Tháng 4, Tr. 6 - 9
- Đăng bởi Hồng Thơ
- Chuyên mục: Thông tin chuyên đề
- Lượt xem: 183