Tóm tắt: Hệ thống quản lý thông tin nghiên cứu là dịch vụ mới đang nổi lên trong các cơ quan nghiên cứu. RIMS hỗ trợ các trường đại học trong việc quản lý thông tin giảng viên và nhà nghiên cứu của họ thông qua một giao diện duy nhất. Nó cũng cho phép nhà nghiên cứu lưu trữ và chia sẻ nghiên cứu của họ với công chúng và cho phép sử dụng lại nghiên cứu đó. Việc triển khai RIMS trong các trường đại học đảm bảo việc quản lý thông tin nghiên cứu phù hợp để sử dụng trong tương lai. Nghiên cứu này góp phần hướng tới sự hiểu biết về RIMS và hỗ trợ việc lựa chọn ứng dụng phần mềm thích hợp để triển khai hệ thống RIMS trong các trường đại học.
Nguồn trích: Tạp chí Thông tin và Tư liệu/ 2022, Số 01, Tr.37 - 45
Tóm tắt: Công bố phương án quy hoạch sử dụng đất và tham vấn cộng đồng về chất lượng, tiến độ thực hiện quy hoạch sử dụng đất là những nội dung quan trọng đảm bảo tính hiệu quả và tỉnh minh bạch trong công tác này. Bên cạnh đó, tiến bộ khoa học và công nghệ cũng liên quan đến việc sử dụng đất. Bài bảo phát triển hệ thống thông tin quy hoạch sử dụng đất (WebGIS) dựa trên nền tảng mã nguồn mở (PostgreSQL/PostGIS, MapServer, pMapper và Apache), nhằm hỗ trợ công bố và theo dõi tiến độ thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất với khả năng tương tác giữa doanh nghiệp, người dân và chính quyền nhằm thu hút sự tham gia của cộng đồng trong triển khai và thực hiện quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình.
Nguồn trích: Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường/ 2021, Số 37, Tr.95-106
3. Vấn đề bản quyền ứng dụng phần mềm mã nguồn mở để xây dựng thư viện số/ Đoàn Quang Hiếu
Tóm tắt: Bài viết giới thiệu phần mềm mã nguồn mở để xây dựng các bộ sưu tập số phục vụ nghiên cứu, học tập tại thư viện các trường đại học và viện nghiên cứu.
Nguồn trích: Tạp chí Tài chính/ 2019, Kỳ 1 - Tháng 10
Tóm tắt: Giới thiệu về phần mềm mã nguồn mở DSpace, vai trò và những tính năng nổi bật của phần mềm DSpace; thực trạng việc lưu trữ thông tin, dữ liệu số tại Trung tâm Thông tin - Thư viện và Học liệu Trường Đại học Thủ đô Hà Nội; đưa ra giải pháp ứng dụng phần mềm mã nguồn mở DSpace trong việc quản trị, khai thác, chia sẻ nguồn thông tin dữ liệu số tại Trung tâm Thông tin - Thư viện và Học liệu, Trường Đại học Thủ đô Hà Nội.
Nguồn trích: Tạp chí Khoa học (Đại học Thủ Đô)/ 2021, Số 51, Tr.60 - 68
Tóm tắt: Lũ bùn đá là một dạng dòng chảy năng lượng cao chứa nước, đất, cát và sỏi đá trộn lẫn với nhau thường hình thành ở các vùng đồi núi dốc. Năng lượng mà lũ bùn đá tạo ra khi va chạm với các chướng ngại vật trên đường di chuyển của chúng thường rất lớn, có thể gây thiệt hại về người và tài sản. Trong nghiên cứu này, phần mềm OpenFOAM bước đầu được áp dụng thử nghiệm để mô phỏng dòng lũ bùn đá của một kênh thực nghiệm. Khả năng mô phỏng lũ bùn đá của phần mềm được đánh giá thông qua so sánh các chỉ số thống kê sai số giữa kết quả mô phỏng của nó với dữ liệu đo đạc và với kết quả mô phỏng từ phần mềm InterMixingflow. Sai số Rmean và RMSE giữa kết quả mô phỏng của phần mềm với dữ liệu thực đo lần lượt là 0,72 và 5,43 trong khi giá trị tương ứng từ phần mềm InterMixingflow là 0,85 và 5,83. Thông qua phân tích các chỉ số sai số từ phần mềm đã áp dụng và phần mềm InterMixingflow, có thể thấy phấn mềm OpenFOAM rất có triển vọng để xem xét áp dụng mô phỏng lũ bùn đá cho các trường hợp kênh tự nhiên.
Nguồn trích: Tạp chí Khí tượng Thủy văn/ 2021, Số 726, Tr. 47-56
Tóm tắt: Tài nguyên giáo dục mở là xu hướng phát triển trong hệ thống giáo dục trên thế giới hiện nay, trong tương lai hệ thống các thư viện, học liệu sẽ chuyển sang hướng mở dựa trên nguồn tài nguyên giáo dục mở. Tài nguyên giáo dục mở đã trở thành công cụ đắc lực cho hoạt động giáo dục, kích thích nhiều phương pháp dạy học phát triển, giúp người học tiếp cận nhanh nhất, tốt nhất những tri thức của nhân loại đồng thời mở ra một trang mới cho giáo dục, phá vỡ những rào cản về mặt giáo dục trong giáo dục truyền thống. Bài viết đề cập đến việc ứng dụng phần mềm mã nguồn mở DSpace để xây dựng bộ sưu tập số mở ở Trường Đại học Quảng Bình phục vụ hoạt động giáo dục và đào tạo, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng.
Nguồn trích: Tạp chí Thông tin và Tư liệu/ 2019, Số 5, Tr. 18 -27
Tóm tắt: Nghiên cứu đã sử dụng các phần mềm mã nguồn mở GeoServer, OpenLayer kết hợp với hệ quản trị CSDL PostgreSQL/PostGIS, phần mềm QGIS xây dựng thành công WebGIS cung cấp thông tin quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Với kết quả đạt được cho thấy, việc ứng dụng WebGIS vào lĩnh vực quản lý đất đai nói chung và lĩnh vực cung cấp thông tin đất đai nói riêng sẽ giúp đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác quản lý, WebGIS mã nguồn mở (GeoServer) có hiệu quả khá cao trong việc đưa dữ liệu đất đai lên Internet, người dùng có thể truy cập và truy vấn, khai thác thông tin hoàn toàn miễn phí. Xây dựng WebGIS cung cấp thông tin đất đai bằng các phần mềm mã nguồn mở giúp việc chia sẻ các thông tin đất đai được thuận tiện, hiệu quả hơn, với nhiều tính năng như chi phí thấp, dễ dàng hiệu chỉnh, tính tương tác cao với các hệ thống dữ liệu khác. Giải pháp WebGIS mã nguồn mở giúp tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo được hiệu quả hoạt động, cung cấp chức năng phong phú cho người sử dụng, là một sự lựa chọn hợp lý để thiết kế, xây dựng hệ thống thông tin đất đai, hỗ trợ công tác quản lý dữ liệu và phục vụ nhu cầu tra cứu thông tin đất đai.
Nguồn trích: Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên/ 2019, Số 7, Tr. 251 - 255
Tóm tắt: Tài nguyên giáo dục mở là xu hướng phát triển trong hệ thống giáo dục trên thế giới hiện nay, trong tương lai hệ thống các thư viện, học liệu sẽ chuyển sang hướng mở dựa trên nguồn tài nguyên giáo dục mở. Tài nguyên giáo dục mở đã trở thành công cụ đắc lực cho hoạt động giáo dục, kích thích nhiều phương pháp dạy học phát triển, giúp người học tiếp cận nhanh nhất, tốt nhất những tri thức của nhân loại đồng thời mở ra một trang mới cho giáo dục, phá vỡ những rào cản về mặt giáo dục trong giáo dục truyền thống. Bài viết đề cập đến việc ứng dụng phần mềm mã nguồn mở DSpace để xây dựng bộ sưu tập số mở ở Trường Đại học Quảng Bình phục vụ hoạt động giáo dục và đào tạo, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng.
Nguồn trích: Tạp chí Thông tin và Tư liệu/ 2019, Số 5, Tr.18-27
Tóm tắt: Nghiên cứu đã sử dụng các phần mềm mã nguồn mở GeoServer, OpenLayer kết hợp với hệ quản trị CSDL PostgreSQL/PostGIS, phần mềm QGIS xây dựng thành công WebGIS cung cấp thông tin quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. CSDL đất đai được thiết kế và xây dựng thành các lớp dữ liệu dưới định dạng shape file, được quản lý trên hệ quản trị PostgreSQL/PostGIS và kết nối lên hệ thống GeoServer; tạo style hiển thị cho các lớp dữ liệu bằng phần mềm QGIS; cuối cùng lập trình và thiết kế WebGIS với thư viện mã nguồn mở OpenLayer và ngôn ngữ lập trình PHP, Javascript, HTML trên phần mềm Sublime Text. Với kết quả đạt được cho thấy, việc ứng dụng WebGIS vào lĩnh vực quản lý đất đai nói chung và lĩnh vực cung cấp thông tin đất đai nói riêng sẽ giúp đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác quản lý đất đai, WebGIS mã nguồn mở (GeoServer) có hiệu quả khá cao trong việc đưa dữ liệu đất đai lên Internet, người dùng có thể truy cập và truy vấn, khai thác thông tin hoàn toàn miễn phí.
Nguồn trích: Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên/ 2019, Số 7, Tr. 251-255
Tóm tắt: Bài báo trình bày về việc xây dựng phần mềm quản lý và khai thác dữ liệu tài nguyên môi trường biển, trong đó có phân tích các cơ sở lựa chọn môi trường ứng dụng, hệ điều hành, các phần mềm mã nguồn mở liên quan như trình biên dịch QGIS, Phần mềm gốc hệ thống thông tin địa lý Mapserver, Hệ quản trị cơ sở dữ liệu mã nguồn mở PostGIS,... Phần mềm đã được ứng dụng thử nghiệm tại Trung tâm Thông tin, dữ liệu biển và hải đảo quốc gia.
Nguồn trích: Tạp chí Khoa học và Công nghệ Thủy lợi/ 2021, Số 65