1. Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học hướng tới Thập kỷ phục hồi hệ sinh thái/ Nguyễn Xuân Dũng
Tóm tắt: Việt Nam được đánh giá là một nước có đa dạng sinh học (ĐDSH) cao trên thế giới. ĐDSH đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, là nguồn vốn tự nhiên quan trọng đối với phát triển bền vững đất nước, đặc biệt là nền tảng để phát triển các ngành nông, lâm, ngư nghiệp và du lịch. Vì vậy, bảo tồn thiên nhiên (BTTN) và ĐDSH đã được xác định là vấn đề môi trường toàn cầu, được các quốc gia trên thế giới đặc biệt quan tâm, góp phần thúc đẩy hội nhập và thực hiện các cam kết quốc tế. Tuy nhiên, với áp lực của phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, mặt nước chưa phù hợp, khai thác quá mức và buôn bán trái phép động, thực vật hoang dã; ô nhiễm môi trường (ÔNMT); biến đổi khí hậu (BĐKH); sinh vật ngoại lai xâm hại (SVNLXH) có xu hướng gia tăng, ảnh hưởng ngày càng lớn đến ĐDSH. Do đó, việc nhận diện các tác động, ảnh hưởng gây suy giảm ĐDSH là cần thiết, làm cơ sở cho các định hướng ưu tiên về BTTN và ĐDSH trong thập kỷ phục hồi hệ sinh thái (HST).
Nguồn trích: Tạp chí Môi trường/ 2022, Số 8, Tr.19-23
2.Bảo tồn đa dạng sinh học để xây dựng một tương lai tốt đẹp/ Nam Việt
Tóm tắt: Ngày 22/5 hàng năm được Liên hợp quốc chọn là Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học (ĐDSH) với mục tiêu nâng cao nhận thức cộng đồng về ĐDSH. Chủ đề Ngày Quốc tế ĐDSH năm 2022 là “Xây dựng một tương lai chung cho mọi sự sống” nhằm nhấn mạnh ĐDSH chính là nền tảng để con người xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn. Các giải pháp dựa vào thiên nhiên đối với các vấn đề toàn cầu về khí hậu, sức khỏe, an ninh lương thực, nguồn nước và sinh kế bền vững cho người dân cần được áp dụng. Bảo tồn thiên nhiên và ĐDSH cũng là chìa khóa cho nhiều thách thức trong phát triển bền vững, giảm nhẹ thiên tai, biến đổi khí hậu, phục hồi hệ sinh thái để xây dựng một tương lai bền vững chung cho mọi sự sống.
Nguồn trích: Tạp chí Môi trường/ 2022, Số 4, Tr.8-9
Tóm tắt: Trình bày kết quả xây dựng cơ sở dữ liệu nấm lớn tại Vườn Quốc gia (VQG) Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ. Kết quả tổng hợp 127 mẫu tại VQG Xuân Sơn phát hiện được 57 loài nấm lớn, 44 loài đã xác định và 13 màu chưa xác định được thành phần loài. Cơ sở dữ liệu nấm lớn tại VQG Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ gồm 3 bộ, 8 họ, 19 chi và 57 loài nấm. Nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp như: Phát triển và ứng dụng cơ sở dữ liệu trong công tác bảo tồn loài nấm; tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường; kỹ thuật, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế. Kết quả nghiên cứu này cung cấp một số thông tin về nguồn dữ liệu đa dạng sinh học nấm lớn tại VQG Xuân Sơn phục vụ công tác quản lý nguồn dữ liệu và bảo tồn nấm lớn.
Nguồn trích: Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển nông thôn/ 2022, Số 6, Tr.80 - 85
Tóm tắt: Bài báo trình bày kết quả xây dựng cơ sở dữ liệu nấm lớn tại Vườn quốc gia (VQG) Tam Đảo và Trạm Đa dạng sinh học (ĐDSH) Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc. Kết quả khảo sát và thu mẫu tại khu vực nghiên cứu đối với ngành nấm lớn Basidiomycota phát hiện 4 bộ nấm trong tổng số 132 mẫu gồm 12 họ, phân thành 19 chi, 44 loài, trong đó số loài đã xác định là 28 loài (chiếm 63,64%), số loài chưa xác định là 16 loài (chiếm 36,36%). Nghiên cứu đã xây dựng cơ sở dữ liệu nấm lớn, ngành Nấm Đảm (Basidiomycota) với sơ đồ phân bố các loài nấm đã phát hiện tại khu vực nghiên cứu một cách chi tiết. Bên cạnh đó, dựa vào tình hình thực tế và kết quả của quá trình điều tra, khảo sát, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp để bảo tồn ĐDSH nấm lớn tại VQG Tam Đảo và Trạm ĐDSH Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc như: Tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho người dân sống xung quanh khu vực; Áp dụng các biện pháp kỹ thuật, khoa học để phát triển và bảo tồn các loài nấm; ứng dụng cơ sở dữ liệu trong công tác bảo tồn loài nấm. Kết quả của quá trình nghiên cứu có ý nghĩa đối với hệ thống bảo tồn và phát triển ĐDSH các loại nấm ở Việt Nam nói chung và khu vực VQG Tam Đảo, Trạm ĐDSH Mê Linh nói riêng; góp phần bổ sung thông tin về ĐDSH, phục vụ mục đích bảo tồn nấm lớn và quản lý dữ liệu các loài nấm.
Nguồn trích: Tạp chí Môi trường/ 2022, Số CD2, Tr.115-119
Tóm tắt: Vườn Quốc gia (VQG) Vũ Quang được thành lập theo Quyết định số 102/2002/ QĐ-TTg ngày 30/7/2002 của Thủ tướng Chính phủ. Nơi đây được biết đến là trung tâm đa dạng sinh học (ĐDSH) bậc nhất của Việt Nam và lưu giữ nhiều nguồn gen rất có giá trị cho công tác bảo tồn. VQG nằm trong vùng sinh thái có mức độ ưu tiên toàn cầu, được xác định là cực kỳ quan trọng trong việc bảo tồn ĐDSH cho cả khu vực thuộc dãy Trường Sơn.
Nguồn trích: Tạp chí Môi trường/ 2022, Số 4, Tr. 57 - 60
6. Hiện trạng đánh giá tác động đa dạng sinh học trong đánh giá tác động môi trường và các đề xuất, kiến nghị/ Lê Xuân Cảnh
Tóm tắt: Đánh giá tác động ĐDSH là một nội dung của đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và báo cáo ĐTM theo quy định tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/1/2022 và Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/1/2022. Việc đánh giá tác động ĐDSH trong ĐTM nhằm xác định các yếu tố ĐDSH trong các giai đoạn thực hiện ĐTM để giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án đến ĐDSH và thúc đẩy các giải pháp bảo tồn ĐDSH, sử dụng bền vững và chia sẻ công bằng lợi ích ĐDSH, BVMT trong quá trình thực hiện các dự án có ảnh hưởng đến ĐDSH.
Nguồn trích: Tạp chí Môi trường/ 2022, Số 8, Tr.54-57
Tóm tắt: Hoạt động điều tra, nghiên cứu sinh vật biển ở nước ta từ năm 1990 đến nay đã có những chuyển biến rõ rệt; đặc biệt là đã có những thay đổi về tư duy, quy mô, nội dung, trình độ, nghiên cứu, kỹ năng nghiên cứu và quan hệ quốc tế trong nghiên cứu. Chúng tôi đã chủ động khắc phục hạn chế điều tra chung chung, sơ bộ, thiếu định hướng để chuyển dần sang tư duy nghiên cứu mới. Nghiên cứu về sự thay đổi của các hệ sinh thái điển hình được mở rộng ra toàn bộ vùng biển, đến vùng nước sâu, các hải đảo xa bờ và xa xôi như Pracel (Hoàng Sa) và Trường Sa (Trường Sa). Chúng tôi đã tập trung nghiên cứu các vấn đề về nguyên nhân hình thành, quy luật biến động, cơ chế hoạt động của các quá trình biển, nghiên cứu cơ sở ứng dụng công nghệ, sáng tạo công nghệ mới để giải quyết các vấn đề này trong thực tế. Do đó, đã có những kết quả vượt bậc so với thời kỳ trước năm 1990. Đã xác định được vùng biển Việt Nam có mức độ đa dạng sinh học cao với trên 11.000 loài, dự báo có khoảng 12.000 loài sinh vật biển, 134 loài nằm trong danh sách Sách Đỏ Việt Nam, nhưng cơ cấu đa dạng sinh học và tài nguyên biển nước ta cũng dễ bị tổn thương và dễ bị tổn thương. Ngoài ra, gần 20 hệ thống và tiểu hệ thống sinh thái cụ thể đã được xác định ở vùng biển và vùng ven biển; Trữ lượng hải sản gần 4 triệu tấn là cơ sở thiết yếu để phát triển du lịch sinh thái, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Do các hoạt động kinh tế và xã hội đã gây ra nhiều mối đe dọa đối với đa dạng sinh học biển: thu hẹp diện tích hệ sinh thái, giảm mật độ, số lượng loài và trữ lượng, giảm giá trị hệ sinh thái, suy thoái môi trường sống. Các giải pháp thực sự để bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học và tài nguyên biển bao gồm các giải pháp về thể chế và chính sách, tăng cường xây dựng các khu bảo tồn, các rạn nhân tạo, các khu vực cấm khai thác theo thời gian, khai thác và nuôi trồng bền vững tài nguyên biển và phát triển kinh tế biển bền vững.
Nguồn trích: Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển/ 2022, Số 1, Tr.1-19
Tóm tắt: Bằng việc sử dụng phương pháp kế thừa và đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA), bài báo đã đánh giá ảnh hưởng của hoạt động nhận khoán bảo vệ rừng (KBVR) đến sinh kế và công tác quản lý tài nguyên đa dạng sinh học (ĐDSH) tại Vườn Quốc gia (VQG) Cát Tiên. Kết quả cho thấy, hoạt động nhận KBVR đã góp phần gia tăng nguồn lực xã hội và vốn tài chính (Z = -11,334; p = 0,000), nâng cao chất lượng quản lý tài nguyên ĐDSH. Đặc biệt, mối quan hệ giữa người dân và kiểm lâm đã được cải thiện rõ, chuyển từ khép kín, xã giao sang hợp tác và thân thiện (Z = -10,817; p = 0,000). Tuy vậy, vẫn còn tồn tại các khó khăn về vật lực, vốn tài chính, vốn tự nhiên là đất đai được canh tác kém hiệu quả, tài nguyên ĐDSH vẫn còn bị xâm hại. Vì vậy, các giải pháp được đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ tài nguyên ĐDSH và phát triển sinh kế bền vững. Đó là tăng cường vật lực, nâng cao vốn tài chính thông qua tăng mức hỗ trợ tiền KBVR, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và phát huy hơn nữa vốn xã hội, khuyến khích hơn nữa sự tham gia của các hộ đồng bào trong bảo vệ rừng, thực hiện nghiêm luật lâm nghiệp, quy hoạch các diện tích đồng cỏ chăn nuôi phục vụ cho cư dân.
Nguồn trích: Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp/ 2022, Số 4, Tr.96-105
Tóm tắt: Biển Việt Nam có diện tích vùng đặc quyền kinh tế khoảng 1.000.000 km2 rộng gấp 3 lần đất liền, với trên 3.000 hòn đảo lớn, nhỏ phân bố tập trung ở ven bờ và hai quần đảo ngoài khơi là Trường Sa và Hoàng Sa nằm giữa biển Đông. Nhiều đảo có diện tích lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú, có thể xây dựng thành các trung tâm kinh tế biển - đảo và dịch vụ cho các hoạt động du lịch và khai thác cá xa bờ. Bờ biển nước ta kéo dài trên 3.260 km (không kể bờ các đảo) và cứ 100 km2 đất liền có 1 km đường bờ biển, gấp 6 lần tỷ lệ của thế giới (600 km2 /1km). Cho đến nay, đã có trên 11.000 loài động, thực vật đã được phát hiện tại vùng biển Việt Nam, được công nhận là một trong các trung tâm đa dạng sinh học (ĐDSH) biển của thế giới, cũng là nơi phát sinh và phát tán của nhiều nhóm sinh vật biển vùng nhiệt đới Ấn Độ - Thái Bình Dương. Trong khu hệ sinh vật biển đã phát hiện có khoảng 6.500 loài động vật đáy, hơn 2.100 loài cá (trên 100 loài cá kinh tế), 653 loài rong biển, 657 loài động vật phù du, 537 loài thực vật phù du, 94 loài thực vật ngập mặn, 225 loài tôm biển, 14 loài cỏ biển, 15 loài rắn biển, 12 loài thú biển, 5 loài rùa biển và 43 loài chim nước. Các loài này cư trú trong hơn 20 kiểu hệ sinh thái (HST) điển hình, có năng suất sinh học cao và quyết định hầu như toàn bộ năng suất sinh học của toàn vùng biển. ĐDSH biển Việt Nam đã mang lại lợi ích không chỉ về mặt khoa học, văn hóa - xã hội, mà còn về mặt kinh tế thông qua những đóng góp trực tiếp cho nền kinh tế quốc dân và sinh kế của các cộng đồng người dân ven biển.
Nguồn trích: Tạp chí Môi trường/ 2022, Số 4, Tr.30-33
Tóm tắt: Kết quả nghiên cứu đa dạng phân lớp giáp xác chân chèo (Copepoda) trong nước ngầm tại một số huyện miền núi thuộc tỉnh Quảng Nam ghi nhận 13 loài thuộc 5 họ của 2 bộ Cyclopoida và Harpacticoida đã được xác định trong nước ngầm. Trong đó, 5 loài được ghi nhận là loài mới cho Việt Nam là Elaphoidella nepalensis, Microcyclops rubellus, Paracyclops hirsutus, Microcyclops ceibaensis và Schizopera samchunensi. Kết quả phân tích tương quan bằng mô hình CCA cho thấy, các yếu tố môi trường như EC, TDS, độ cao, SO4 2-, pH và NO3 - có ảnh hưởng đến sự phân bố của các loài thuộc Copepoda tại khu vực nghiên cứu.
Nguồn trích: Tạp chí Môi trường/ 2022, Số CD2, Tr.44-50
Tóm tắt: Hiện nay, người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến các sản phẩm bảo đảm sức khỏe, trong đó có các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên. Chính vì vậy, ngày càng nhiều công ty được thành lập với hoạt động khai thác nguyên liệu từ thiên nhiên với công suất lớn. Để bảo đảm khai thác bền vững các nguồn nguyên liệu từ thiên nhiên, cần có các hệ thống khai thác có đạo đức và đổi mới.
Nguồn trích: Tạp chí Môi trường/ 2022, Số 4, Tr.34-36
12. Các tác động của ô nhiễm môi trường đối với đa dạng sinh học Việt Nam/ Đặng Huy Huỳnh
Tóm tắt: Việt Nam được ghi nhận là một trong những nước có đa dạng sinh học (ĐDSH) cao của thế giới với sự đa dạng các hệ sinh thái (HST) tự nhiên, các loài sinh vật, nguồn gen phong phú và nhiều loài đặc hữu. Đến nay, trong sinh giới Việt Nam có khoảng 51.400 loài sinh vật đã được xác định, bao gồm: 7.500 loài/chủng vi sinh vật; 20.000 loài thực vật trên cạn và dưới nước; 10.900 loài động vật trên cạn; 2.000 loài động vật không xương sống và cá nước ngọt; có trên 11.000 loài sinh vật biển. Trong số các loài sinh vật đã biết, số lượng loài đặc hữu cho Việt Nam chiếm một tỷ lệ khá lớn (khoảng 30% số loài thực vật bậc cao có mạch trên cạn; 4,6 số loài, phân loài chim; 27,4% số loài trai, ốc nước ngọt; khoảng 58% số loài tôm, cua nước ngọt.
Nguồn trích: Tạp chí Môi trường/ 2022, Số 4, Tr.27-29