TẠP CHÍ BẢN TIN (Khu vực trưng bày tạp chí - Tầng 3)
1.Hướng đến xây dựng hệ sinh thái Tài chính số phong phú, hiện đại trên mọi lĩnh vực/ Nguyễn Đại Trí
Tóm tắt: Chuyển đổi số là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên công nghệ số và là xu thế tất yếu trong tương lai. Tại Việt Nam, Bộ Tài chính là một trong những đơn vị tiên phong trong nghiên cứu, triển khai thành quả của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và chuyển đổi số. Những kết quả đạt được trong chuyển đổi số thời gian qua sẽ là nền tảng để Bộ Tài chính sớm đạt mục tiêu hình thành hệ sinh thái tài chính số toàn diện, đầy đủ, phong phú và hiện đại trên mọi lĩnh vực.
Nguồn trích: Tạp chí Tài chính/ 2022, Kỳ 1 Tháng 11 Số 788, Tr. 6 - 8
2. Kế hoạch chuyển đổi số của ngành Tài chính/ Nguyễn Hồng Đoàn, Nguyễn Trung Hiếu
Tóm tắt: Chuyển đổi số là xu thế tất yếu của thời đại. Với xu thế chung, yêu cầu đặt ra của ngành Tài chính là phấn đấu hình thành hệ sinh thái tài chính số toàn diện, hiện đại, phong phú trên mọi lĩnh vực. Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 1484/QĐ-BTC ngày 27/7/2022 về việc phê duyệt Kế hoạch Chuyển đổi số của Bộ Tài chính đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Đây là kế hoạch hành động mang tính tổng thể, toàn diện của Bộ Tài chính nhằm giúp các đơn vị trong ngành Tài chính dễ dàng theo dõi, bám sát triển khai có lộ trình cụ thể các nhiệm vụ chuyển đổi số của đơn vị mình, phù hợp với tổng thể chung của Ngành…
Nguồn trích: Tạp chí Tài chính/ 2022, Kỳ 1 Tháng 11 Số 788, Tr. 9 - 11
3. Xây dựng và vận hành kho dữ liệu ngân sách nhà nước tạo nền tảng xây dựng Chiến lược ngành Tài chính số/ Bùi Tiến Sỹ
Tóm tắt: Kho dữ liệu ngân sách nhà nước được xây dựng để chuẩn hóa dữ liệu, tạo lập mô hình, phương thức khai thác báo cáo dữ liệu và phân tích dữ liệu đáp ứng yêu cầu về thông tin ngân sách nhà nước phục vụ công tác quản lý, điều hành của Bộ Tài chính và cơ quan tài chính các cấp. Việc Bộ Tài chính hoàn thành nội dung triển khai xây dựng và đưa vào sử dụng Kho dữ liệu ngân sách nhà nước vừa qua đã góp phần xây dựng và triển khai các nền tảng để phát triển chiến lược dữ liệu của ngành Tài chính với trọng tâm hướng tới là công tác quản trị dữ liệu (Data Governance).
Nguồn trích: Tạp chí Tài chính/ 2022, Kỳ 1 Tháng 11 Số 788, Tr. 12 - 16
4. Điện tử hóa hệ thống quản lý văn bản và điều hành ngành Tài chính/ Nguyễn Hồng Đoàn, Nguyễn Hồng Hà, Nguyễn Thị Mai Dung
Tóm tắt: Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đã, đang tạo ra cơ hội và thách thức mới trong ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng Chính phủ điện tử đòi hỏi các bộ, ngành, địa phương tổ chức nghiên cứu, xây dựng các chương trình, đề án, dự án về ứng dụng công nghệ thông tin. Để xây dựng Chính phủ điện tử thành công theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, điện tử hóa hệ thống quản lý văn bản và điều hành đóng vai trò rất quan trọng. Bất cứ cơ quan nào cũng phải theo dõi, quản lý văn bản đi, văn bản đến của cơ quan, đơn vị, hoạt động này gắn liền với công tác văn thư, lưu trữ tại đơn vị. Bài viết này nhằm hệ thống hóa việc triển khai chương trình quản lý văn bản phiên bản mới tại các đơn vị thuộc Bộ Tài chính và đề xuất giải pháp trong thời gian tới.
Nguồn trích: Tạp chí Tài chính/ 2022, Kỳ 1 Tháng 11 Số 788, Tr. 17 - 20
5. Đảm bảo an toàn thông tin trong quá trình chuyển đổi số ngành Tài chính/ Lê Linh Chi
Tóm tắt: Thực tế triển khai quá trình chuyển đổi số trong ngành Tài chính cho thấy, Bộ Tài chính có số lượng ứng dụng, dịch vụ công trực tuyến hoạt động trên hệ thống mạng khá lớn. Điều này dẫn tới nguy cơ hàng ngày, hàng giờ phải đối diện với vô số các cuộc tấn công mạng và các rủi ro mất an toàn, an ninh mạng… Do đó, việc đảm bảo an toàn thông tin mạng, an ninh mạng là yêu cầu cấp thiết đối với Bộ Tài chính hiện nay, trong khi nguồn nhân lực làm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, an ninh mạng còn hạn chế.
Nguồn trích: Tạp chí Tài chính/ 2022, Kỳ 1 Tháng 11 Số 788, Tr. 21 - 24
6. Ứng dụng công nghệ trợ lý ảo trong cung cấp dịch vụ công trực tuyến/ Nguyễn Kim Hoa
Tóm tắt: Thời gian qua, các dịch vụ công trực tuyến do Bộ Tài chính cung cấp ngày càng nhiều tiện ích, giúp giảm thời gian, chi phí, đem lại sự hài lòng cho các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp khi tham gia giao dịch với cơ quan tài chính. Nhằm cung cấp thêm kênh tương tác, hỗ trợ và hướng dẫn người dân, doanh nghiệp, tổ chức tìm hiểu, tra cứu thông tin, thực hiện các dịch vụ công trực tuyến của Bộ Tài chính một cách nhanh chóng, tức thời, hoạt động 24/7, tăng sự hài lòng, minh bạch, sắp tới, Bộ Tài chính sẽ triển khai hệ thống phần mềm trợ lý ảo (Chatbot) để hỗ trợ, hướng dẫn thực hiện các dịch vụ công trực tuyến.
Nguồn trích: Tạp chí Tài chính/ 2022, Kỳ 1 Tháng 11 Số 788, Tr. 25 - 27
7. Xây dựng và vận hành Cơ sở dữ liệu quốc gia về giá/ Phan Minh Duy, Bùi Doãn Bảo Châu
Tóm tắt: Cơ sở dữ liệu quốc gia về giá là cơ sở dữ liệu do Bộ Tài chính xây dựng, quản lý và là đầu mối kết nối với hệ thống cơ sở dữ liệu về giá của các bộ quản lý ngành, lĩnh vực và địa phương, đồng thời, kết nối với cơ sở dữ liệu về giá của tổ chức, cá nhân theo quy định tại Nghị định số 149/2016/NĐ-CP, nhằm cung cấp thông tin về giá phục vụ nhiệm vụ quản lý nhà nước và theo yêu cầu của các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật. Cơ sở dữ liệu quốc gia về giá là cơ sở dữ liệu thành phần thuộc cơ sở dữ liệu quốc gia về tài chính.
Nguồn trích: Tạp chí Tài chính/ 2022, Kỳ 1 Tháng 11 Số 788, Tr. 28 - 31
8. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao hiệu quả quản lý tài sản công/ Hoàng Thị Thu Lan
Tóm tắt: Hiện đại hóa công tác quản lý tài sản công, trọng tâm là ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, sử dụng tài sản công (TSC) là chính sách quan trọng xuyên suốt từ Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước năm 2008 đến Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017. Việc ứng dụng CNTT vào quản lý TSC thời gian qua đã đạt những kết quả quan trọng, nhưng thực tiễn triển khai công tác này vẫn gặp phải một số bất cập cần tiếp tục hoàn thiện để góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý TSC.
Nguồn trích: Tạp chí Tài chính/ 2022, Kỳ 1 Tháng 11 Số 788, Tr. 32 -35
9. Đẩy mạnh chuyển đổi số trong ngành Thuế/ Phạm Quang Toàn
Tóm tắt: Hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin ngành Thuế được phát triển qua hơn 30 năm theo các chương trình cải cách, hiện đại hoá của Chính phủ, phù hợp với giải pháp, công nghệ, hạ tầng, trang thiết bị tại các cơ quan thuế theo từng giai đoạn. Việc ứng dụng công nghệ thông tin đã góp phần xây dựng ngành Thuế hiện đại, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, được tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân và toàn xã hội ghi nhận và đánh giá cao.
Nguồn trích: Tạp chí Tài chính/ 2022, Kỳ 1 Tháng 11 Số 788, Tr. 36 - 38
10. Bước tiến lớn trong chuyển đổi số lĩnh vực Kho bạc/ Phạm Thị Tú
Tóm tắt: Sau 13 năm thực hiện Chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước (2007 - 2020), các hoạt động cải cách, hiện đại hóa của hệ thống Kho bạc đã được đẩy mạnh, toàn diện, đồng bộ trên tất cả các mặt nghiệp vụ. Theo đó, Kho bạc Nhà nước đã cơ bản hoàn thành mục tiêu “các hoạt động Kho bạc Nhà nước được thực hiện trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại và hình thành Kho bạc điện tử”, là nền tảng vững chắc để tiếp tục cải cách, hiện đại hóa hệ thống Kho bạc Nhà nước theo thông lệ quốc tế, xây dựng Kho bạc số trong tương lai.
Nguồn trích: Tạp chí Tài chính/ 2022, Kỳ 1 Tháng 11 Số 788, Tr. 39 - 43
11. Thực trạng và giải pháp chuyển đổi số trong lĩnh vực Chứng khoán/ ThS. Trịnh Hồng Hà
Tóm tắt: Ngành Tài chính đang hướng đến mục tiêu thiết lập nền tảng Tài chính số hiện đại, công khai, minh bạch dựa trên dữ liệu lớn, dữ liệu tài chính mở; hình thành hệ sinh thái Tài chính số phong phú, hiện đại trên mọi lĩnh vực, đảm bảo tính hiệu quả và an toàn thông tin. Bối cảnh đó đặt ra yêu cầu cấp thiết trong việc nghiên cứu, xây dựng đổi mới các quy trình nghiệp vụ ngành Chứng khoán để thực hiện chuyển đổi số, đáp ứng sự phát triển mạnh mẽ của Cách mạng công nghiệp 4.0 và thị trường chứng khoán Việt Nam. Bài viết đánh giá về thực trạng chuyển đổi số trong lĩnh vực chứng khoán trong thời gian qua, đồng thời, gợi mở một số giải pháp nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số của ngành Chứng khoán trong giai đoạn tới.
Nguồn trích: Tạp chí Tài chính/ 2022, Kỳ 1 Tháng 11 Số 788, Tr. 48 - 51