Tóm tắt: Chiến lược phát triển du lịch đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2473 ngày 30/12/2011 khẳng định: Ưu tiên phát triển loại hình du lịch gắn với biển, hải đảo; nhấn mạnh yếu tố văn hóa và sinh thái đặc sắc trong sản phẩm du lịch. Để thúc đẩy hoạt động du lịch tàu biển, thời gian qua, Chính phủ và các Bộ, ngành chức năng đã có nhiều chính sách đổi mới, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút khách tàu biển vào Việt Nam như đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính tại cảng biển, giảm cảng phí cho các tàu vào Việt Nam định tuyến hoặc nhiều lần, mở cửa đảo Phú Quốc và Côn Đảo cho khách nước ngoài vào tham quan du lịch, miễn visa cho khách du lịch đến đảo Phú Quốc trong vòng 15 ngày, giảm lệ phí visa cho khách tàu biển (áp dụng như khách quá cảnh 5USD/1 khách),... Bài viết đánh giá tổng quan sự hình thành và phát triển; phân tích các thuận lợi và khó khăn của thị trường tàu du lịch biển tại Việt Nam. Từ đó, tác giả đề xuất các giải pháp mang tính chiến lược để thúc đẩy phát triển mạnh mẽ hơn nữa loại hình du lịch này trong tương lai.
Nguồn trích: Tạp chí Công thương/ 2021, Số 6, Tr.207-215
2.Phát triển du lịch biển theo hướng bền vững tại thành phố Sầm Sơn/ Lê Khánh Cường
Tóm tắt: Được sự quan tâm hỗ trợ của các bộ, ban, ngành trung ương và địa phương, sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền thành phố, sự đồng thuận của các tầng lớp Nhân dân trong tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Nhiều năm trở lại đây, du lịch Sầm Sơn đã có bước phát triển mạnh mẽ. Chất lượng dịch vụ du lịch ngày càng được nâng cao, công tác quản lý nhà nước được tăng cường, không ít dự án hạ tầng du lịch và đô thị được triển khai xây dựng, tạo sức lan tỏa, sức hút mới trong phát triển kinh tế du lịch, dịch vụ thành phố Sầm Sơn đã đạt được nhiều kết quả hết sức ấn tượng.
Nguồn trích: Tạp chí Quản lý Nhà nước/ 2021, Số 309, Tr.106 - 109
Tóm tắt: Bà Rịa -Vũng Tàu là một tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Nam Bộ, Việt Nam. Nằm tại điểm cuối của dòng sông Mê Kông, Bà Rịa - Vũng Tàu, không chỉ mang trong mình những thuận lợi về vị trí địa lý mà còn đi kèm nhiều tiềm năng phát triển bởi đường bờ biển dài nhất đất nước. Trong những năm trở lại đây, sự biến đổi khí hậu dẫn tới nguy cơ mực nước biển dâng và thiên tai bất thường. Tỉnh hết sức quan tâm và đẩy mạnh công tác quy hoạch các đô thị biển, song trên thực tế, những đề xuất được đưa ra vẫn bộc lộ nhiều bất cập và hạn chế. Bài báo đã nghiên cứu các điều kiện tự nhiên - xã hội tại Bà Rịa - Vũng Tàu, đánh giá và phân tích cụ thể thông qua số liệu có được. Qua đó, chỉ ra tiềm năng và hạn chế trong ứng phó với biến đổi khí hậu tại địa phương miền biển này. Đồng thời, dựa trên sự phát triển của công nghệ 4.0 hiện nay, đề xuất các giải pháp mang tính định hướng tương lai nhằm phát huy tiềm năng và giảm thiểu các hạn chế kết hợp giữa quy hoạch và khoa học công nghệ để phát triển bền vững các thành phố ven biển Việt Nam, đặc biệt là miền Đông Nam Bộ.
Nguồn trích: Tạp chí Kiến trúc & Xây dựng/ 2021, Số 41, Tr.63 - 65
4. Phát triển du lịch biển ở vùng Bắc Trung Bộ/ Phạm Thị Thanh Huyền
Tóm tắt: Các bãi biển dọc bờ biển mang đến nhiều cơ hội giải trí cho rất nhiều người. Chèo thuyền, câu cá, bơi lội, đi bộ và tắm nắng là một trong số rất nhiều hoạt động được những người đi biển yêu thích. Bãi biển cung cấp môi trường sống độc đáo cho nhiều loại thực vật, động vật và với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, cây ngập mặn thống trị các bãi biển, đầm phá, cửa sông. Hệ sinh thái độc đáo, du lịch biển tại Bắc Trung Bộ hoàn toàn có thể phát triển du lịch sinh thái theo cách bền vững.
Nguồn trích: Tạp chí Công Thương/ 2020, Số 14, Tr.95-99
Tóm tắt: Đối với ngành du lịch, việc xây dựng thương hiệu có tầm quan trọng đặc biệt và quyết định sức hấp dẫn cũng như khả năng cạnh tranh của điểm đến. Thương hiệu cũng là yếu tố đặc biệt quan trọng, góp phần tăng lợi thế cạnh tranh, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Những năm qua, hoạt động du lịch Cửa Lò đã có những bước chuyển mình và đạt được những kết quả quan trọng nhưng vẫn còn tồn tại những hạn chế, bất cập. Bài báo này phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh, phát triển thương hiệu biển Cửa Lò, từ đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện chiến lược phát triển thương hiệu du lịch biển Cửa Lò.
Nguồn trích: Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản - Đại học Nha Trang/ 2020, Số 01, Tr.71-80
Tóm tắt: Từ kết quả phân tích tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch biển thành phố đảo Phú Quốc từ 2018 đến 2020, bài viết đưa ra 4 giải pháp: 1) tăng cường đầu tư phát triển sản phẩm du lịch biển và cơ sở hạ tầng du lịch; 2) nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực du lịch; 3) thực hiện khác biệt và đa dạng hóa sản phẩm du lịch biển; 4) đẩy mạnh phát triển du lịch xanh và bền vững nhằm phát triển bền vững du lịch biển thành phố đảo.
Nguồn trích: Tạp chí Khoa học Xã hội TP. Hồ Chí Minh/ 2021, Số 8, Tr.36-46
7. Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch biển tỉnh Khánh Hòa/ Trần Thị Xuân Viên
Tóm tắt: Nghiên cứu này nhằm phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch biển tỉnh Khánh Hòa. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 4 nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch biển Khánh Hòa. Đó là: Nguồn nhân lực, sự an toàn và hạ tầng kỹ thuật; Giá cả các loại dịch vụ và nguồn lực cơ sở lưu trú; Môi trường tự nhiên và cơ sở vật chất; An ninh trật tự. Từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp để phát triển du lịch biển tỉnh Khánh Hòa trong thời gian tới.
Nguồn trích: Tạp chí Kinh tế và Dự báo/ 2019, Số 6, Tr.79-82
Tóm tắt: Bài viết hệ thống lại một số lý luận cơ bản về vấn đề quản lý bãi biển trong hoạt động kinh doanh du lịch biển. Bãi biển du lịch được coi là một sản phẩm có thể mang lại hoạt động kinh doanh hứa hẹn nhất, có khả năng thu hút du khách ở các vùng lân cận trong tỉnh, ngoài tỉnh và khách quốc tế, có thể trở thành yếu tố ổn định trong sự phát triển kinh tế và xã hội của các địa phương. Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu thực trạng mang tính gợi mở và thảo luận nhằm tìm kiếm ý tưởng quản lý hiệu quả bãi biển du lịch, thông qua đó góp phần bảo vệ và khai thác bãi biển nhằm tạo điều kiện nâng cao thu nhập của cư dân địa phương và cơ hội đầu tư cho các doanh nghiệp, bài viết đã xác định được: 1) thực trạng hoạt động bãi biển du lịch trước đây; 2) giải pháp quản lý bãi biển du lịch trong thời gian tới. Qua tổng hợp và nghiên cứu, tác giả đề xuất một số ý kiến đóng góp đến các nhà quản lý địa phương nhằm có thể đánh giá vấn đề phát triển kinh tế du lịch tại địa phương mình được tốt hơn.
Nguồn trích: Tạp chí Khoa học (Đại học Văn Lang)/ 2021, Số 25, Tr.116-121
Tóm tắt: Hà Tĩnh là một trong những tỉnh ven biển miền Trung có nhiều tiềm năng phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch biển với các bãi biển đẹp và nổi tiếng như Thiên Cầm (huyện Cẩm Xuyên), Xuân Thành (huyện Nghi Xuân)… Trong những năm gần đây, du lịch biển Hà Tĩnh có nhiều biến động do ô nhiễm nặng vùng biển bởi sự cố môi trường biển của Công ty Formosa. Bài viết này phân tích tiềm năng và thực trạng du lịch biển của tỉnh Hà Tĩnh, từ đó đề xuất một số giải pháp phục hồi và phát triển du lịch biển Hà Tĩnh sau sự cố môi trường biển.
Nguồn trích: Tạp chí Khoa học (Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh)/ 2019, Số 2, Tr.160-170
Tóm tắt: Bài viết đưa ra mô hình và các thang đo dựa trên lý thuyết, kết quả của những công trình trước đây, cũng như phỏng vấn du khách hàng đến Quảng Ninh trong giai đoạn “bình thường mới”. Nhóm nghiên cứu xây dựng mô hình gồm 1 biến phụ thuộc: Sự hài lòng của du khách (Y) thông qua nhóm 5 nhân tố là: Nguồn lực du lịch biển (XI); sản phẩm du lịch biển (X2); Tài nguyên du lịch biển (X3); Cơ sở vật chất - Hạ tầng (X4); Cộng đồng (X5). Nhóm 5 nhân tố được đo lường thông qua nhóm 26 biến quan sát.
Nguồn trích: Tạp chí Công thương/ 2022, Số 8, Tr.274-279
Tóm tắt: Bài viết khảo sát, đánh giá mức độ và biểu hiện ứng xử văn minh trong hoạt động du lịch biển Hải Tiến huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa dựa trên mẫu khách thể là 998 du khách. Kết quả cho thấy đa số khách du lịch đánh giá các lực lượng tham gia hoạt động du lịch biển ứng xử văn minh ở mức độ bình thường. Bên cạnh đó, du khách cũng đảnh giá mức độ, biểu hiện ứng xử văn minh của các lực lượng tham gia hoạt động du lịch không đồng đều, trong đó, các cơ sở lưu trú tại các điểm du lịch được du khách đánh giá ứng xử văn minh tốt hơn; tiếp đến là du khách và hướng dẫn viên du lịch; thấp nhất là các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch.
Nguồn trích: Tạp chí Tâm lý học Việt Nam/ 2021, Số 3, Tr.48-59
12. Ô nhiễm rác thải nhựa tại các khu du lịch biển/ Dư Văn Toán, Nguyễn Thùy Vân
Tóm tắt: Bài viết nhằm đánh giá thực trạng về chất thải nhựa tại các khu du lịch biển (KDLB), trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp góp phần giảm thiểu phát sinh chất thải nhựa, bảo vệ môi trường tại các KDLB trên cả nước.
Nguồn trích: Tạp chí Môi trường/ 2021, Số 3, Tr.32-34